13. Năng Tĩnh Quán Âm: Là thần thủ hộ trên biển. Ngài là biểu hiện của tướng tĩnh lặng. Phẩm Phổ Môn ghi chép rằng "Hoặc
trôi dạt biển lớn, các nạn quỷ cá rồng, do sức niệm Quán Âm, sóng mòi chẳng
chìm đặng". Những người trôi dạt trên biển, nếu ra sức niệm Quán Âm thì liền đặng thoát hiểm nguy.
14. Viên
Quang Quán Âm: Ánh hào quang quanh thân Ngài là biểu trưng cho lòng từ ái. Kinh Phật ghi lại về Viên Quang Quán Âm “sáng thanh tịnh không nhơ, huệ nhựt phá các tối,
hay tiêu tai khói lửa, khắp soi sáng thế gian”.
15. Sái Thủy
Quán Âm: Bồ Tát cưỡi mây, tay cầm chén nước rưới xuống. Sái thủy là rưới một loại nước thơm, tụng niệm gia trì cho tâm thanh tịnh để khai ngộ Phật tánh của tất cả chúng sanh. Kinh Phổ Môn chép về Sái Thủy Quán Âm rằng "Lòng bi răn như sấm, ý từ diệu dường mây, như mưa pháp cam lộ, dứt trừ lửa
phiền não".
16.
Lục Thời
Quán Âm: Thời xưa miền Bắc Ấn Độ
một ngày đêm chia làm sáu thời, một năm cũng chia làm sáu thời là: “nắng
ít, nắng nhiều, mưa, mát, lạnh ít, lạnh nhiều”. Vị Quán Âm thường trông chúng sanh, ngày đêm sác thời từ bi độ trì nên gọi là Lục Thời Quán Âm.
17.
Trì
Liên Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát đứng trên lá sen, tay cầm hoa sen, đầu đội bảo quan, tướng tự trang nghiêm. Hoa sen là biểu trưng cho bổn thệ của Quán Âm Bồ Tát.
18.
Bất Nhị
Quán Âm: Do quán sát và thực hành Pháp môn Không Hai nên có tên là Bất Nhị Bồ Tát. Hình tượng Ngài ngồi trên bệ đá hai tay chấp trì kinh kim cang. Ngài là vị thủ hộ cho Phật, cũng là ứng hóa thân của Phật. Phổ Môn
chép: “người đáng dùng thân chấp kim cang Thần đặng độ thoát, liền hiện Chấp
Kim Thần mà vì đó nói pháp".
19. Ngư Lam
Quán Âm: là Quán Thế Âm tay cầm giỏ cá và nhánh lá. Do Ngài thấy con sông
không có cầu, người qua sông rất dễ ngã xuống. Vì vậy Ngài hóa thân thành một mỹ
nữ bán cá, nhưng có điều kiện rằng ai có nhiều tiền ném vào trong giỏ cá thì sẽ
cưới làm chồng, nếu ném không trúng thì phải bỏ ra khoản tiền để xây cầu, kết quả
chẳng có ai ném trúng. Những người không ném trúng đều phải mang tiền đến, tiền
chất thành đống che khuất không còn nhìn thấy Ngài, khi nhìn lại thì mọi người
thấy Ngài hóa thân đứng trên sông.
20. Chúng Bảo
Quán Âm: là hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm vàng bạc vật báu. Nếu có
chúng sanh vì tìm cầu báu vật như vàng bạc, lưu ly, mã não, san hô, hổ phách,
trân châu… vào trong thâm sơn đại hải, giả sử gió lớn thổi trôi dạt đến nước quỷ
La Sát, nếu có một người xưng danh hiệu Ngài, thì đều được giải thoát. Hình tượng
của Quán Thế Âm Bồ tát biểu hiện sự an ổn.
21.
Vô Úy
Quán Âm: Hình tượng của Ngài rất đặc thù có ba mắt bốn tay, ngồi trên lưng
sư tử trắng, đội bảo quan, hai tay bên phải, một tay cầm hoa sen trắng, một tay
cầm con chim cát tường trắng; hai tay bên trái, một tay cầm pháp khí hình con
phượng 3 đầu, một tay cầm con cá. Khắp thân có ánh sáng, mặc thiên y đeo anh lạc,
diên mạo rất đoan nghiêm.
22. Lưu Ly
Quán Âm: Tương truyền vào thời Bắc Ngụy, Tôn Kính Đức trấn giữ biên cương,
ông tạo tượng Quán Thế Âm Bồ tát để tôn thờ. Sau bị Di Địch bắt xử cực hình.
Ông nằm mộng thấy thầy Sa Môn dạy phải trì tụng một ngàn biến kinh “Diên Mạng
Thập Cú Quán Âm”, lúc tử hình ông ba lần chém nhưng không chút thương tích, nên
ông được tha chết. Vì phụng thờ lễ bái Quán Thế Âm Bồ tát mà đầu ông còn hiện
ba vết sẹo. Hình tượng Ngài cầm bình lưu ly xanh, đứng trên cánh hoa sen du hóa
trên mặt nước.
Xem thêm >>> 33 Ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét