Nguyễn Thị Anh Hoa: NGHIỆP LÀ GÌ?

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

NGHIỆP LÀ GÌ?

DÒNG NGHIỆP CHƯỚNG - BÀI THUYẾT PHÁP CỦA THẦY THÍCH PHƯỚC TIẾN

Nghiệp chướng – là từ mà chúng ta thường nghe nói hằng ngày nhằm ám chỉ những việc không như ý muốn mà con người phải chấp nhận. Hay nói một cách khác, nghiệp gắn liền với những sự việc mang tính tiêu cực.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn  trời gần trời xa.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Vậy nghiệp là gì, nghiệp có phải chỉ bao gồm những bất hạnh và khổ đau mà con người phải gánh chịu ?
Cùng lắng nghe phần thuyết pháp của đại đức Thích Phước Tiến để hiểu rõ hơn về dòng nghiệp chướng.




Theo Phật học, chữ Nghiệp được hiểu là hành động có tác ý (chữ  Kamma  theo tiếng Pàli, karma theo tiếng Sanskrit). Như vậy, nghiệp là hành động tạo tác  bắt nguồn từ tâm, thông qua  tam nghiệp : thân, khẩu và ý. Vì thế,  có thể hiểu  nghiệp là hành động có chủ ý, phát sinh từ tâm.

Chính vì vậy, cùng một sự việc, việc tạo nghiệp sẽ không giống nhau nếu chủ thể tạo nghiệp xuất phát từ tâm khác nhau.  Không quan trọng chúng ta làm gì mà quan trọng là chúng ta làm việc đó với tâm thức thế nào. Khi phân tích về nghiệp, con người càng thấy rõ vai trò của tâm.



Dù vai trò chủ đạo là tâm, nhưng nghiệp lại được tạo tác trên cơ sở của thân, khẩu và ý. Theo Phật pháp, nghiệp của mỗi con người không chỉ căn cứ trên những hành động cụ thể của thân thể, tay chân mà cả khẩu tức là lời nói  cũng là hành vi tạo nghiệp. Không hành động, không nói, nhưng phát ý cũng là yếu tố tạo nghiệp. Vì thế các bậc cao tăng thường không sợ nghiệp từ thân hay khẩu vì họ có thể kiểm soát được mà quan trong nhất là khởi ý – tiếng nói đầu tiên của tâm.

Theo Phật học, nghiệp có thể phân thành các nhóm sau:

1.       Phân theo tên gọi :

Thiện nghiệp : nghiệp xuất phát từ tâm lành và mang lại điều lành.
Ác nghiệp : nghiệp xuất phát từ tâm bất thiện và thường là nền tảng tạo những hệ quả xấu về sau.

Việc phân loại thiện hay ác chỉ mang tính tương đối và dựa vào tâm của chủ thể tạo nghiệp, không tuân theo các chuẩn mực đạo đức dù đó là các chuẩn mực được tán thành từ số đông của xã hội.

2.       Phân theo quá trình tạo quả :

Nghiệp nhân : nghiệp chưa đưa đến một kết quả cụ thể
Nghiệp quả : nghiệp được hình thành sau một quá trình đủ dài để chuyển thành một kết quả cụ thể mà chúng ta thường quen gọi là nghiệp báo.

Trên thực tế, con người thường chú trọng đến nghiệp quả, hay nghiệp báo, lo sợ những bất hạnh đang xảy ra mà quên mất nghiệp nhân, những nghiệp sẽ chuyển thành nghiệp quả nếu tâm ta không thay đổi.
Vì thế, người tu hành thường chú trọng đến nghiệp nhân và chấp nhận nghiệp quả như tinh thần câu nói “ Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”

3.       Phận theo tính chất :

Biệt nghiệp : nghiệp của từng cá nhân và thường không trùng với người khác.
Cộng nghiệp : nghiệp giống nhau của một nhóm người, tạo nên một cộng đồng gần nhau theo từng giai đoạn do nghiệp giống nhau ít hoặc nhiều. Những người sống cùng gia đình, xóm làng, tập thể,… thường có cùng nghiệp nào đó bên cạnh các biệt nghiệp của mỗi cá nhân. Vì thế, mới có việc các an hem ở cùng một gia đình lại phát triển hoặc gặt hái khổ đau hay hạnh phúc ở mức độ khác nhau.



Việc phân loại nghiệp là cách để chúng ta hiểu thêm về nghiệp. Tuy nhiên, con người vốn sinh ra từ sự kết hợp của nghiệp từ vô lượng kiếp trước đó. Chúng ta được tạo thành và chi phối bởi những nghiệp quả đã tạo tác trước đó mà thường không thể nhận ra.

Con người xuất hiện trên cõi đời này do nghiệp lực, chỉ các bậc tu hành đắc đạo mới có thể xuống trần theo ước nguyện hay nguyện lực.

Học Phật, chúng ta hiểu hơn  về dòng nghiệp chướng, có cách nhìn tích cực hơn về cuộc đời, thông hiểu hơn người xung quanh để có thể hóa giải nghiệp chướng của mình và của người xung quanh.

Vấn  đề quan trọng của chúng ta là thái độ khi tiếp nhận thọ nghiệp.

Theo Phật pháp, từ muôn vạn kiếp trước, do vô minh, mỗi người đã tạo ra vô số nghiệp dĩ bao gồm lẫn lộn giữa ác nghiệp cũng như thiện nghiệp. Không ai từ ngày đầu xuất hiện trên hành tinh này đã mang trong mình chỉ toàn thiện nghiệp hay ác nghiệp. Quá trình phát triển của con người qua nhiều kiếp nối tiếp đều nhằm gia tăng sự thấu hiểu, nhận ra được nguyên nhân của mọi khổ đau phiền não để xây  dựng tâm thức ngày càng phát triển.


Tùy theo mỗi người, quá trình thay đổi tâm thức có thể qua rất nhiều hay ít kiếp, nhưng đỉnh cao vẫn là quá trình tu tập để ngày càng giảm việc tạo nghiệp ác và tăng cường tích lũy nghiệpthiện. Và vì thế, học Phật sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về dòng nghiệp chướng.  Nhờ đó, ta  có thái độ tiếp thọ nghiệp trong tu tập một cách tích cực như  lời Đức Phật : “ Người đã tiêu diệt ải kiến, phá tan lớp tối tăm dày đặc trong tâm thì vấn đề nhân quả nghiệp báo không còn quan trọng nữa”.



Lời Đức Phật cho ta thấy rằng, khi màn vô minh được kéo lên thì con người sẽ tự hóa giải được nghiệp, dù rằng có nghiệp vẫn phải trả. Một ví dụ cụ thể là khi chúng ta lâm vào khó khăn túng quẫn hay chịu mọi lời chê bai oan ức của xã hội, tự hiểu rằng nghiệp báo đã đến lúc phải trả sẽ giúp ta cảm thấy bình an hơn.
Ánh sáng Phật pháp đã giúp chúng ta soi rõ nguyên nhân duyên cớ của các sự việc xảy ra trong cuộc đời mình nhằm tích cực tu tâm và hóa giải mọi khổ đau phiền não.

Xem thêm >>> Nghiệp là gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét