Nguyễn Thị Anh Hoa: HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.



Trong kiếp nhân sinh, bất cứ khi nào bị tai nạn hay lâm vào cảnh cùng khó, chúng ta đều cầu cứu đến Bồ Tát Quán Thế Âm. Người là đại diện cho tình mẹ bao la luôn lắng nghe âm thanh kêu cứ từ con của mình và vì thế có hiệu là Quán thế âm Bồ tát (Vị Bồ tát luôn lắng tai nghe âm thanh kêu cứu từ chúng sinh cùng khổ)



Vì sao có nhiều ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm?
 

Ngày vía là những ngày tưởng nhớ đến các vị Phật và thông thường là ngày kỷ niệm Đản sanh, ngày các ngài nhập Niết bàn hoặc ngày thành đạo.

+ Ngày 19/2 : Ngày Lễ kỷ niệm Đản sanh của BTQTA.
+ Ngày 19/6 : Ngày Lễ kỷ niệm Niết Bàn của BTQTA.
+ Ngày 19/9 : Ngày Lễ kỷ niệm Thành đạo của BTQTA. 
(ngày Thành đạo trước ngày Bồ Tát nhập Niết bàn ~ 30 năm)



-         Vì sao hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm được thấy ở rất nhiều nơi?

Hạnh nguyện của Bồ Tát Quan Thế Âm là cứu đời cứu khổ cứu nạn. Đây là những giá trị thiết thực trong cuộc sống nên có những người dù không theo đạo Phật nhưng vẫn dùng lòng tín ngưỡng để thờ phụng. Bồ Tát Quan Thế Âm thường được xem là đại diện cho người Mẹ với tình thương bao la, luôn lắng  nghe tiếng than thở từ chúng sinh và hết lòng cứ giúp trong cơn nguy khó.



-     Mỗi vị Phật được biết đến với một hạnh nguyện lớn độ chúng sinh. Như Phật Quán Thế Âm cứu khổ, Phật Địa Tạng độ siêu, Phật Dược sư chữa lành bệnh tật, hay Phật Thích Ca cứu độ tất cả,… nên có một số người thờ rất nhiều Phật trên trang thờ. Điều này là thật sự cần thiết?

Tất cả Đức Phật đều có đầy đủ đức tướng trang nghiêm và hạnh nguyện lớn cứu độ chúng sinh, chúng ta không nên thờ Phật với sự tín ngưỡng máy móc. Nếu tin vào hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm, chỉ thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, nếu cảm thấy đức A Di Đà luôn hiện hữu trong tâm trí thì thờ  đức Phật A Di Đà…

-         Quán Thế Âm Bồ Tát là người có thật trên đời hay không?

 Những người tu học lâu, có thể từng nghe qua về Tam Thân Phật.
 
       * Pháp thân: thân bản thể của chư Phật hay nói cách khác là Phật tánh của mỗi người.
         * Báo thân: thân hiện hữu lúc sinh tiền của Đức Phật trên cuộc đời.
        * Ứng hóa thân: bản thân của Đức Phật có thể phân thân trong nghìn muôn thế giới, tùy căn cơ và duyên nghiệp của chúng sinh trong các quốc độ khác nhau.

Vì lòng từ bi độ sinh, vì hạnh nguyện cứu đời nên ứng hiện ra vô số thân tướng khác nhau. Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những ứng hóa thân của Phật.

-         Quán Thế Âm Bồ Tát là thân nam hay nữ?

Hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm chúng ta thường ở Việt nam thấy xuất phát từ phương Đông, còn theo nguyên tắc đầu tiên từ thời kỳ Phật giáo Ấn Độ, Bồ Tát Quán Thế Âm có hình tướng trượng phu.

Các chư vị Bồ Tát tùy vào hạnh nguyện độ sinh ở nơi nào mà ứng thân nam hay nữ ở nơi đó. Tướng nam, nữ là tướng đối đại ở thể gian còn dục nhiễm, nhưng các chư vị Phật và Bồ Tát đã vượt ra ngoài đối đãi không còn dục nhiễm nên tất cả các vị Phật và Bồ Tát là không nam không nữ. 

Nhất Diệp Quán Âm - hóa ứng thân của Quán Thế Âm Bồ Tát
 
Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát dù qua nhiều truyền thuyết tạo nên các hình tượng Quán Âm khác nhau nhưng điểm chung vẫn là hình ảnh Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.
Câu niệm “Nam mô Tầm thinh cứu khổ cứu nạn Đại từ Đại bi linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát” giới thiệu toàn bộ hạnh nguyện và pháp môn tu hay thệ nguyện của Quán Thế Âm.

-         Ba phương diện cần phải học ở Bồ Tát để tu hành: 

·           Tâm đại từ đại bi: thương yêu tất cả chúng sinh, từ bi là lòng thương yêu không cần    điều kiện. Sự có mặt của Ngài là cùng khắp nếu chúng ta cần có Ngài.

·        Hạnh nhẫn nhục: nhịn chịu sự ủy nhục từ người khác. Để thực hiện được cần phải có lòng từ bi mới vượt qua được bản ngã. Chấp nhận điều người khác vu oan cho mình mà không có oán thù. Nhịn mà thông cảm, tha thứ và bao dung. 

·        Hạnh lắng nghe: chia sẻ niềm đau nỗi khổ cho người.Lắng nghe bằng trí tuệ. Nghe để hiểu người khác. 


Bài quán nguyện về hạnh lắng nghe của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm:

Kính lạy Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu. Con xin nguyện ngồi nghe với tất cả sự chú tâm. Con xin nguyện ngồi nghe mà không phản ứng, không phán xét. Con xin nguyện ngồi nghe với tất cả lòng thành kính một cách chú tâm. Con xin nguyện ngồi nghe với những điều đang nghe và chưa nói. Vì con biết rằng con chỉ cần lắng nghe thôi, con đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi. 



Tu tập là điều cần thiết, thành tâm tu hằng ngày, việc mong cầu Quán Thế Âm có được linh ứng hay không còn tùy vào duyên và nghiệp lực của chúng ta. Tu là chuyển hóa nghiệp lực. Cho nên, không phải đợi gặp nạn mới tu. Nếu chúng ta đợi đến gặp nạn mới tu thì đó là tu có điều kiện, đôi khi đó xuất phát từ ước muốn sinh tồn và cầu an quá lớn hay nói cách khác là xuất phát từ lòng tham của chúng ta hơn sự phát tâm tu hành. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét