Chúng ta luôn cầu nguyện Quán Thế Âm
Bồ Tát mỗi khi lâm vào khổ nạn.
Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy vào từng
hoàn cảnh cần cứu giúp của chúng sinh mà tùy nghi hiển hiện các hóa thân khác
nhau cả thân nam lẫn thân nữ.
Các ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ
Tát dựa trên sự truyền miệng mang tính chất tín ngưỡng chứ không xuất phát từ
kinh sách hay trong lịch sử như Đức Phật Như Lai.
Vậy bạn có biết ngài có bao nhiêu ứng hóa thân ? Tương truyền ngài có đến 33 ứng hóa thân.
Vậy bạn có biết ngài có bao nhiêu ứng hóa thân ? Tương truyền ngài có đến 33 ứng hóa thân.
Trong 33 ứng hóa thân đó, có 5 ứng hóa thân nữ và 28 ứng hóa thân nam.
1. Cáp Lỵ Quán Âm: Tương
truyền rằng, vua Đường Văn Tông rất ưa chuộng món ăn từ con sò. Một ngày kia, vua bắt được một con sò rất lớn.
Tuy nhiên, không ai có thể mở tách được vỏ con sò. Nhà vua thấy lạ bèn đốt
hương khấn vái, con sò liền biến thành Quán âm Đại Sư. Nhà vua nhận biết rằng
ngài đã mươn thân để giảng pháp. Ngay sau đó,
nhà vua vái lạy và truyền ban chiếu chỉ cho chùa chiền khắp đất nước đúc
tượng vị Đại Sư này. Đó chính là Cáp Lỵ Quán Âm.
2. Đa La Quán Âm: Với tâm nguyện dùng lòng từ bi để trừ khổ não, hóa độ, giúp chúng sanh tăng niềm tin vào Phật pháp, Đa La Quán Âm hiện thân nữ, mặc y trắng, tướng mạo trang nghiêm, hai tay chắp lại cầm hoa sen xanh.
3. Dương
Liễu Quán Âm : Ngài còn được biết đến với tên gọi khác là Dược Vương Quán Âm. Vì lòng từ bi thương chúng sanh gặp nhiều khổ nạn nên Ngài phát nguyện cứu độ, dùng cành dương liễu rưới nước tịnh dứt trừ bệnh khổ. Ngài mặc y trắng ngà, đức tướng ôn hòa nhẫn nhục. Hình tượng Ngài là biểu trưng cho lòng từ bi và sự kỳ nguyện phước đức.
4. Nham Hộ
Quán Âm: Với những người qua núi, khi trời đã tối lại gặp lúc lỡ đường, họ thường chọn trú trong hang động. Nhưng trong hang hay có nhiều chướng khí và trùng độc nguy hiểm, nếu nhớ nghĩ đến Quán Âm và niệm thì mọi hiểm nguy đều được tiêu tan. Kinh Phổ Môn có ghi chép "Rắn độc cùng bò cạp, hơi độc khói lửa đốt, do sức niệm Quán Âm, theo tiếng tự bỏ đi". Hình tượng Quán Âm Bồ Tát ngồi trong hang đá chính là Nham Hộ Quán Âm.
5. Phổ Bi
Quán Âm: Là vị Quán Âm dùng uy đức và lòng từ bi chiếu soi đến khắp nơi trong tam giới, hiện thân tướng trang nghiêm tự tại mà thuyết pháp cứu độ chúng sinh. Kinh Phật ghi chép về Phổ Bi Quán Âm rằng “Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên được độ thoát,
liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp”.
6. Thí Dược Quán Âm: Là vị Bồ Tát cảm thương chúng sanh nhiều bệnh khổ. Ngài ban bố cho chúng sanh lương thực, dược phẩm. Ai khổ não thân tâm thì khởi niệm Thí Dược Quán Âm. Bài kệ trong phẩm Phổ Môn ghi rằng:
“Quán Âm bậc Tịnh Thánh, nơi khổ não nạn chết, hay vì làm nương cậy”.
7. Lang Kiến Quán Âm: Còn được biết đến với tên gọi Phi Bộc Quán Âm, Ngài dùng tinh thần của nước - mềm mại, ôn hòa nhưng mạnh mẽ để đối trị với tai ương, gian khổ. Hình tượng Ngài được khắc họa ngồi ung dung nhìn dòng thác chảy, dùng tâm mình quán chiếu rộng sâu khắp cõi Ta bà.
8. Đức Vương Quán Âm: Phạm Vương là chủ cõi
trời sắc giới, công đức rất lớn, nên còn gọi là Đức Vương. Hình tượng Ngài được khắc họa như một vị vua đầu đội bảo quan, ngồi kiết già, tay trái để trên đầu gối, tay phải cầm nhánh lá. Phẩm Phổ Môn chép về Đức Vương Quán Âm rằng "người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ
thoát, Ngài liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp”.
9. Nhất Diệp Quán Âm: là hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi trên hoa sen nổi trên nước, ngắm nhìn dòng nước tâm suy nghĩ đến những nơi tối tăm không ánh sáng (địa ngục). Nếu người nào bị nước lớn cuốn trôi, thành tâm xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được Ngài hóa giải đưa đến chỗ cạn.
10. Hiệp Chưởng Quán Âm: Là vị Quán Âm tu thiện tích đức, mặc y trắng, chắp tay ngồi trên bệ đá. Chúng sanh nào có nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì liền được ly dục, nếu người có nhiều sân si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì liền được ly sân si. Tâm không trở ngại thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì liền được nhìn rõ cảnh giới tam muội - nơi chúng sanh còn luân hồi trong các đường khổ.
11. Nhất Như Quán Âm: Phẩm Phổ Môn ghi chép về Nhất Như Quán Âm: “mây sấm nổ sét đánh, tuông giá xối mưa xuống, do sức
niệm Quán Âm, liền đặng tiêu tan cả”. Nhất Như hay còn gọi là Chân Như "bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm". Tất cả những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, suy nghĩ (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, sắc thanh hương vị xúc pháp) đều sinh ra, duyên khởi từ Chân Như, hiện hữu trong Chân Như và diệt mất trong Chân Như. Nói cách khác, tất cả mọi hiện tượng mà chúng ta kinh nghiệm đều là Chân Như. Do vậy, hình tượng Nhất Như Quán Âm được khắc họa với thần thái bình tâm cưỡi mây bay trong hư không, chinh phục sấm sét hồng trần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét