13. Năng Tĩnh Quán Âm: Là thần thủ hộ trên biển. Ngài là biểu hiện của tướng tĩnh lặng. Phẩm Phổ Môn ghi chép rằng "Hoặc
trôi dạt biển lớn, các nạn quỷ cá rồng, do sức niệm Quán Âm, sóng mòi chẳng
chìm đặng". Những người trôi dạt trên biển, nếu ra sức niệm Quán Âm thì liền đặng thoát hiểm nguy.
Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014
33 ỨNG HÓA THÂN CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM (P2/3)
12. Diệp Y Quán Âm:
Là vị Bồ Tát ban phước lành cho nông dân, giúp họ trừ độc dược, bệnh dịch, thiên tai. Ngài hiện thân trang nghiêm, đầu đội bảo quan, trên bảo quan có hóa thân Vô Lượng Thọ Phật. Do hạnh nguyện rộng lớn, ánh sáng trong suốt tỏa khắp thân Ngài. Diệp Y Quán Âm có 4 tay, bên phải 2 tay, 1 tay cầm quả cát tường để trước ngực, một tay bắt ấn, bên trái 2 tay, 1 tay cầm rìu, 1 tay cầm sợi dây, yên tọa trên hoa sen.
Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014
BÁT PHONG BẤT ĐỘNG
Tô Đông Pha và Phật Ấn là 2 người bạn rất thân và đều mộ đạo.
Hai vị thường đàm đạo thơ phú và luân lý Phật học với nhau.
Phật Ấn bấy giờ là một thiền sư lỗi lạc và nhà ông ở phía
Tây sông Dương Tử. Tô Đông Pha lại là một nhà thơ nổi danh, nhà ông ở bờ Đông
cùng con sông Dương Tử ấy.
Một hôm Tô Đông Pha vượt sông sang chùa thầy Phật Ấn, nhưng
không gặp ngài. Tô Đông Pha bèn viết lại đôi câu trước khi ra về. Đại ý câu này
như sau : Tô Đông Pha là 1 Phật tử vĩ đại,
dù có tám ngọn gió thổi cũng chẳng động tâm.
Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014
33 ỨNG HÓA THÂN CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM (P1/3)
Chúng ta luôn cầu nguyện Quán Thế Âm
Bồ Tát mỗi khi lâm vào khổ nạn.
Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy vào từng
hoàn cảnh cần cứu giúp của chúng sinh mà tùy nghi hiển hiện các hóa thân khác
nhau cả thân nam lẫn thân nữ.
Các ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ
Tát dựa trên sự truyền miệng mang tính chất tín ngưỡng chứ không xuất phát từ
kinh sách hay trong lịch sử như Đức Phật Như Lai.
Vậy bạn có biết ngài có bao nhiêu ứng hóa thân ? Tương truyền ngài có đến 33 ứng hóa thân.
Vậy bạn có biết ngài có bao nhiêu ứng hóa thân ? Tương truyền ngài có đến 33 ứng hóa thân.
Trong 33 ứng hóa thân đó, có 5 ứng hóa thân nữ và 28 ứng hóa thân nam.
1. Cáp Lỵ Quán Âm: Tương
truyền rằng, vua Đường Văn Tông rất ưa chuộng món ăn từ con sò. Một ngày kia, vua bắt được một con sò rất lớn.
Tuy nhiên, không ai có thể mở tách được vỏ con sò. Nhà vua thấy lạ bèn đốt
hương khấn vái, con sò liền biến thành Quán âm Đại Sư. Nhà vua nhận biết rằng
ngài đã mươn thân để giảng pháp. Ngay sau đó,
nhà vua vái lạy và truyền ban chiếu chỉ cho chùa chiền khắp đất nước đúc
tượng vị Đại Sư này. Đó chính là Cáp Lỵ Quán Âm.
2. Đa La Quán Âm: Với tâm nguyện dùng lòng từ bi để trừ khổ não, hóa độ, giúp chúng sanh tăng niềm tin vào Phật pháp, Đa La Quán Âm hiện thân nữ, mặc y trắng, tướng mạo trang nghiêm, hai tay chắp lại cầm hoa sen xanh.
Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014
HẠNH NGUYỆN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.
Trong kiếp nhân sinh, bất cứ khi nào bị tai nạn hay lâm vào cảnh
cùng khó, chúng ta đều cầu cứu đến Bồ Tát Quán Thế Âm. Người là đại diện cho
tình mẹ bao la luôn lắng nghe âm thanh kêu cứ từ con của mình và vì thế có hiệu
là Quán thế âm Bồ tát (Vị Bồ tát luôn lắng tai nghe âm thanh kêu cứu từ chúng
sinh cùng khổ)
Vì sao có nhiều
ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm?
Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014
NGHIỆP LÀ GÌ?
DÒNG NGHIỆP CHƯỚNG - BÀI THUYẾT PHÁP CỦA THẦY THÍCH PHƯỚC TIẾN
Nghiệp chướng – là từ mà chúng ta thường nghe nói hằng ngày nhằm ám chỉ những việc không như ý muốn mà con người phải chấp nhận. Hay nói một cách khác, nghiệp gắn liền với những sự việc mang tính tiêu cực.
Nghiệp chướng – là từ mà chúng ta thường nghe nói hằng ngày nhằm ám chỉ những việc không như ý muốn mà con người phải chấp nhận. Hay nói một cách khác, nghiệp gắn liền với những sự việc mang tính tiêu cực.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Vậy nghiệp là gì, nghiệp có phải chỉ bao gồm những bất hạnh và khổ đau mà con người phải gánh chịu ?
Cùng lắng nghe phần thuyết pháp của đại đức Thích Phước Tiến để hiểu rõ hơn về dòng nghiệp chướng.
Theo Phật học, chữ Nghiệp được hiểu là hành động có tác ý (chữ Kamma theo tiếng Pàli, karma theo tiếng Sanskrit). Như vậy, nghiệp là hành động tạo tác bắt nguồn từ tâm, thông qua tam nghiệp : thân, khẩu và ý. Vì thế, có thể hiểu nghiệp là hành động có chủ ý, phát sinh từ tâm.
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
ÁNH MẮT BI THƯƠNG CỦA NGƯỜI DUY NGÔ NHĨ.
Người Duy Ngô Nhĩ là nhóm người vượt biên trái phép vào Việt nam và được cho là gây ra cuộc hỗn chiến dẫn đến việc tử vong 2 chiến sĩ biên phòng Việt nam.
Bạn thấy gì khi nhìn vào tấm ảnh này ? Tôi thật sự bị thu hút bởi những ánh mắt đầy dấu chấm hỏi của những người Duy Ngô Nhĩ – dân tộc chính tại vùng tự trị Tân cương thuộc Trung quốc.
Bạn thấy gì khi nhìn vào tấm ảnh này ? Tôi thật sự bị thu hút bởi những ánh mắt đầy dấu chấm hỏi của những người Duy Ngô Nhĩ – dân tộc chính tại vùng tự trị Tân cương thuộc Trung quốc.
Những ánh mắt sâu thẳm, cam chịu
của người Tân cương có thể được bắt gặp
rất nhiều trên đường phố Trung quốc – dù không ít người trong chúng ta khó nghĩ rằng họ là Trung quốc.
Đành rằng biên giới là giới hạn
tương đối và thay đổi không ít lần trong lịch sử phát triển thế giới. Thế nhưng
người Tân cương dường như quá xa lạ với những gì thuộc về văn hóa Trung quốc .
Hằng ngày hiện diện trên khắp các
nẻo đường ở các đô thị lớn nhỏ ở Trung quốc, những người Tân cương (phần lớn là
nam giới) hành nghề buôn bán hàng rong với các loại sản phẩm khô, đặc sản của
vùng quê khắc nghiệt của họ như các loại hạt và kẹo đậu, các loại thịt nướng,
bánh crep nướng,… họ sống lặng lẽ bên dòng chảy cuồn cuộn của xã hội Trung quốc.
Tuy thấy rất nhiều sinh hoạt của
người Duy Ngô Nhĩ tại đây nhưng tôi hầu như chưa thấy nụ cười trên môi họ. Ánh mắt lầm lũi xa xăm luôn hiện diện trên
mắt họ như một sự cam chịu đau thương.
Tuần vừa qua, cả Việt nam chúng
ta rúng động bởi thông tin các chiến sĩ
biên phòng tử nạn do nhóm 16 người nhập cảnh trái phép từ Trung quốc. Dư luận cả
nước dậy sóng, chúng ta lên án nhóm người “hung bạo” kia đã cướp súng và gây ra
cái chết thương tâm cho chiến sĩ biên phòng và cả của người trong nhóm vượt
biên. Không bàn về tính đúng sai hay mặt chính trị của thông tin, nhưng hãy
nhìn ánh mắt họ xem, trời cao có thấu nỗi bi ai trong mắt họ.
Tiếp theo đó, thông tin về người
Duy Ngô Nhĩ vượct biên sang Việt Nam thêm 21 người và sang Thái Lan 15 người. Tất
cả số này đều bị bắt và trao về nơi xuất phát. Trong đó bao gồm cả phụ nữ và trẻ
em.
Duy Ngô Nhĩ -một dân tộc đọa đày,
một dân tộc đang hằng ngày tự hỏi mình có thể sống trên chính quê hương chôn
nhau cắt rốn hay không ? Một dân tộc không biết ngày mai mình đi về đâu khi hằng
ngày phải chứng kiến người Hán – dân tộc chính của Trung quốc đang dần hiện diện
trên quê hương họ với cả hệ thống quân sự bảo vệ ( tỉ lệ người Hán không ngừng
tăng lên ở Tân cương và đạt đến 40% dân số Tân cương năm 2013).Duy Ngô Nhĩ - một dân tộc mà lưu
vong là tìm đường sống , lưu vong là giải
pháp khó khăn nhưng ít ra là được thở.
Những ánh mắt bi thương kia với
hàng loạt dấu hỏi không biết bao giờ mới tìm được câu trả lời ? Những ánh mắt
sâu thẳm kia liệu có tìm được bến bờ bình yên và bao giờ nụ cười có thể nở trên
môi của người Duy Ngô Nhĩ. Xin cầu chúc cho nền hòa bình ở Tân cương để không
có thêm những cái chết đau thương và những ánh nhìn dường như là tuyệt vọng.
Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014
HIỂU ĐỂ YÊU THƯƠNG
Điều con người khao khát nhất trong
cuộc đời là được yêu thương . Tình yêu lớn nhất con người dành cho nhau chính là giúp người họ yêu thương sống đúng với những khát khao hay hoài bão của cuộc đời.
Yêu thương có thể là cảm xúc nhất thời hoặc trong giao đoạn nào đó của đời
người, nhưng để hiều và thật sự yêu thương sâu sắc trong thời gian dài cần lắm
sự thấu hiểu.
Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014
CHỮ “BẠN” TRONG TIM TÔI
Tặng các bạn
tôi, những thành viên lớp A3 trường NGUYỄN THƯỢNG HIỀN thuở ấy.
Ai sinh ra trong cuộc đời này, ít
nhiều đều có bạn. Lúc nhỏ có bạn cùng xóm, cùng trường, cùng lớp,... lớn lên có
bạn sinh viên từ bốn phương trời,... lớn hơn chút nữa ta có bạn đồng nghiệp, bạn
cùng hội, bạn câu lạc bộ, bạn đối tác,... v.v và v.v
Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014
NHÀ NGOẠI CẢM – DƯỚI CÁCH NHÌN NHÀ PHẬT
Nhà ngoại cảm - Thời gian gần đây, có nhiều thông tin trái chiều về hiện
tượng ngoại cảm, phần nào gây hoang mang trong dư luận. Với người Phật tử,
chúng ta cần hiểu đúng tinh thần phật pháp về sự sống và cái chết, để từ đó có một hướng đi và
những ứng xử đúng trong cuộc đời, không bị tác động bởi dư luận các hiện tượng
khác như ngoại cảm... TT.Thích Lệ Trang (ảnh),
Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP.HCM đã dành cho
phóng viên Giác Ngộ cuộc trò chuyện xung quanh những vấn đề mà bạn đọc quan
tâm.
Bạch
Thượng tọa, theo quan điểm của Phật giáo, có sự khác nhau giữa một người chết
bình thường và một người chết oan?
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014
ÁNH MẮT SÂU THẲM TỪ CÁC VỊ CHÂN TU.
Phật pháp - Vào mỗi rằm tháng giêng, tôi và
gia đình thường tham gia lễ đặt bát tại Bửu quang tự – ngôi chùa Phật giáo đầu
tiên tại Việt nam thuộc địa phận phường Bình chiểu, Thủ đức.
Vào ngày này, 800-1000 nhà sư từ
các chùa tập trung tại đây để trì bát khất thực để tạo điều kiện cho Phật tử
cúng đường.
Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014
LÀM TỪ THIỆN
Làm từ thiện - Mùa cuối năm, chuẩn bị đón Tết cũng là mùa tổng kết, nhìn lại kết quả hoạt động một năm qua của nhiều người và cũng là mùa từ thiện.
Trên các diễn đàn, trên Facebook
hoặc trên các mạng xã hội khác, không khó để chúng ta bắt gặp lời kêu gọi cùng
làm từ thiện hay hình ảnh các đoàn từ
thiện chia sẻ niềm vui cùng những cảnh đời khó khăn.
Dù với mục đích nào, việc ngày
càng nhiều người tham gia hoạt động từ thiện cũng là tín hiệu đáng mừng cho xã
hội.
Tuy nhiên, làm từ thiện không nhất
thiết chỉ nghĩ đến phần vật chất cho đi.
Cách đây khoảng 13 năm, tôi có mặt
trong đoàn từ thiện của các YBA – hội
doanh nhân trẻ. Đoàn chúng tôi khoảng 15
người là các doanh nhân nữ đời 7x, tức là lúc đó chỉ khoảng trên dưới 30 tuổi.
Mẫu số chung của các chị em là đều vươn lên từ hoàn cảnh nghèo hoặc rất nghèo.
Đoàn chúng tôi đi thăm nhiều nơi, trong đó có một trại trẻ mồ côi ở Thủ đức, nơi các souer
nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, lớn có nhỏ có.
Trong trao đổi, chúng tôi luôn nhận
được câu hỏi : Vì con là trẻ mồ côi, các cô có giúp đỡ gì cho tương lai của con
không ? Vì con là trẻ mồ côi, các cô có ưu tiên gì khi con xin vào làm tại chỗ
của cô không ?
Cảm giác của các chị em trong
đoàn tuy có khác nhau nhưng tập trung lại chúng tôi có cùng suy nghĩ : lo lắng
cho suy nghĩ của các em. Các em sẽ trở thành người như thế nào nếu suy nghĩ rằng
vì mình mồ côi nên cần nhận được các ưu ái trong cuộc sống, xã hội phải có
trách nhiệm thế nào đối với trẻ mồ côi.
Những câu hỏi đưa ra từ các em
khoảng 17-20 tuổi, tức là lớp đàn chị của trung tâm, vậy các bé còn lại có lớn
lên trong suy nghĩ tương tự không ?
Tham gia các đoàn từ thiện, thông
thường chúng tôi chỉ lo lắng về phần quà bánh, tiền bạc,… quả thật là chúng tôi
chưa bao giờ nghĩ đến cảm xúc và suy nghĩ của người nhận.
Đâu đó, trên mạng xã hội, tôi đã
nghe nói về câu chuyện cho kẹo. Bạn có kẹo và bạn đều đặn chia sẻ cho ai đó. Đến
khi bạn không còn kẹo để chia sẻ thì sẽ có thắc mắc từ người nhận : tại sao hôm
nay tôi không nhận được kẹo.
Ngẫm ra, theo nhà Phật : pháp thí
và vô úy thí quan trọng xiết bao !
P.S :
Pháp thí: Pháp thí có hai
nghĩa: một là, đem cho tất cả mọi việc, đem cho tất cả các pháp trên thế gian
này, và hai là, đem cho giáo pháp của Phật, còn gọi là Phật Pháp. Chúng ta có
thể cho tất cả những gì không thuộc phần vật chất như hướng nghiệp, định hướng
phát triển tâm lý,… Việc này bất cứ ai cũng có thể làm được, không phụ thuộc
vào điều kiện vật chất mà phụ thuộc vào khả năng truyền dẫn, định hướng đường
đi.
Vô úy thí: Về vô úy thí
thì có nghĩa rất rộng. Vô là không, úy
là sợ, thí là cho. Vô úy thí là đem cho sự không sợ hãi. Hay nói cách khác, vô
úy thí là làm sao giúp đỡ cho con người bớt sự lo âu, giảm thiểu phiền muộn,
hay không còn sợ hãi giữa cuộc sống đời thường.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)