-
- Bạn
thường thấy nhiều trước nhiều chùa ở Việt nam có bảng tên Vô ưu tự ?
-
- Bạn
cũng nghe nhiều về truyền thuyết Phật đản sinh dưới gốc cây vô ưu ?
-
- Bạn
cũng nghe nói một tên khác của loài hoa này là Sala ?
Cây Sala hay cây Vô ưu là loại cây gắn liền với Phật giáo. Bạn
có thể tìm thấy cây này ở rất nhiều chùa ở Thái Lan, Campuchia, Nepal, Myanmar
và cả Việt nam. Tuy không phải chùa nào cũng có, nhưng hầu như người Phật tử
nào cũng biết đến cây Sala như một loài cây gắn liền với sự đản sinh của Đức Phật.
1.Sự đản sanh của đức
Phật :
Theo truyền thuyết, hoàng hậu Maya –
mẹ của đức Phật – trên đường trở về quê để sinh nở có ghé đến vườn Lumbini .
Khi bà trở dạ, tự nhiên có một cành cây Sala chìa ra cho bà vịn đỡ và đức Phật
đản sinh từ hông của hoàng hậu. Khi ngài bước đi 7 bước, dưới chân ngài nở 7
đóa sen.
Đức Phật đản sinh |
Hoàng Hậu Maya sinh đức Phật khi tay còn níu cành hoa vô ưu |
2.Thời khắc đức Phật nhập
diệt :
Chúng ta được nghe kể rằng, đức Phật
đã nhập diệt dưới gốc 2 cây hoa vô ưu. Thời điểm đó không phải mùa nở hoa của
cây nhưng toàn thân cây bỗng nở hoa đỏ rực và các cánh hoa rơi xung quanh Đức
Phật như mưa sa. Các đệ tử của ngài rất ngạc nhiên, Đức Phật đã giải thích rằng
đó là sự đơm hoa kết trái từ bên trong tâm thức của chúng ta qua quá trình tu tập
rèn luyện, tôn giáo chỉ là lớp áo bề ngoài của việc tu tập mà thôi.
Hoa vô ưu cánh dầy màu đỏ rực |
II.Hoa vô ưu
trong các truyền thuyết Án độ :
Trong các truyền thuyết
Ấn độ, cây vô ưu được ví như thân hình người phụ nữ. Người ta tin rằng cây sẽ nở
hoa khi phụ nữ chạm đến.
Trong lễ hội Dohada, các thiếu nữ trẻ đẹp thường được chọn để
chạm vào cây bằng chân trái để giúp cây mau trổ hoa.
Các tín đồ của Ấn độ giáo còn cho rằng cây vô ưu là biểu tượng
của tình yêu, là cây dành để dâng lên cho nữ hoàng Tình ái.
III.Ý nghĩa
hoa vô ưu :
Về tên dịch ra tiếng Việt là Vô ưu, thường được giải thích là
không ưu tư phiền muộn. Tuy nhiên, theo
ý nghĩa của Phật giáo, vô ưu là sự thấu hiểu và nhìn nhận cuộc sống bằng cái
nhìn thuần khiết không chứa đựng thành kiến hay sự chấp ngã nào. Không có ta và
cũng không có pháp, không phân biệt người này và người kia, không phân biệt tốt
– xấu, giàu nghèo, giai cấp,….
Trong cuộc sống xã hội vội vã với quá nhiều thông tin được
truyền đi, một cách vô tình hay cố ý ta thường tiếp thu các thông tin đó. Vì thế,
ta thường nhìn mọi vật qua lăng kính không còn trong sáng, ta đã bị “đầu độc”
theo nhận thức của người khác mà bỏ rơi cảm nhận của chính bản thân mình. Hoa
vô ưu như một biểu tượng để nhắc nhở con người tìm về Phật tính mà con người vốn
có sẵn khi sinh ra. Phật tính trong mỗi chúng ta bị che mờ ít nhiều khi vội vã sống, vội vã cuốn theo vòng quay xã hội.
IV.Đặc điểm
khoa học :
Cây vô ưu có tên khoa học là Saraca Asoka,Shorea Robusta, thuộc
họ thực vật Asalpinioidae.
Tên thường gọi trong dân gian là cây shala hay sal.
Cây Vô ưu thường mọc nhiều ở phía nam dãy Himalaya, tại các
quốc gia Nam Á như Ấn độ, Myanmar, Nepal,…
Cây vô ưu là cây thân mộc, phát triển rất chậm nhưng cho gỗ rấtcứng,chắc
và lớn. Cây trưỡng thành có thể cao đến 35m và gỗ nó thường được dùng để xây dựng
các ngôi chùa cổ trong Phật giáo và các đền thiêng của các tôn giáo khác tại Ấn
độ.
Cây vô ưu thường trổ hoa trực tiếp từ thân cây với những cánh
hoa chắc dầyy và đỏ đậm. Có người cho rằng hoa nở trực tiếp từ thân cây cũng giống
như Đức Phật đản sinh từ hông hoàng hậu Maya.
Hoa vô ưu mọc trực tiếp từ thân cây |
V.Hoa Vô ưu ở
Việt nam :
Ở Việt nam hiện nay được trồng ở nhiều chùa : chùa Phổ quang
(TP.HCM), chùa Tăng Quang và chùa Huyền không sơn thượng (Huế) ,…
Cây hoa vô ưu trong sân chùa Tăng Quang- Huế |
Hiện nay có rất nhiều tranh cãi rằng cây vô ưu mà chúng ta thường thấy trong chùa và cây
trong truyền thuyết trên về đức Phật có phải là một hay không. Tuy nhiên điều
này có gì là quan trọng nếu chúng ta chỉ chú ý đến ý nghĩa của cây . Việc bàn
cãi và chứng minh xin hãy dành cho những
nhà khoa học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét