Nguyễn Thị Anh Hoa: Cách sống của người phương Tây dưới góc độ Phật giáo.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Cách sống của người phương Tây dưới góc độ Phật giáo.


Trong suy nghĩ của người phương Đông, cách sống của người phương Tây rất khác biệt, thậm chí không có chiều sâu như nét văn hoá thâm trầm của người phương Đông.

Thế nhưng, trong cách sống của người phương Tây, tôi lại thấy một số tương đồng với  triết lý đạo Phật mặc dù họ hầu như không biết nhiều về đạo Phật hay các nền văn hoá phương Đông nói chung.

1. Nhìn nhận và tôn trọng con người như một cá thể độc lập : Trong xã hội, một con người là một cá thể độc lập và mọi người cần  tôn trọng sự độc lập đó. Đức Phật đã  dạy rằng mỗi người có nghiệp riêng của mình. Cuộc sống sướng khổ của mình là do kết quả của hành vi sống của mình trong kiếp  hiện tại và nhiều kiếp trước đó. Không ai có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống sướng khổ của mình nếu như không có duyên nợ với nhau. Các cá thể được sinh ra và cùng sống với nhau dưới một gia đình thực chất cũng có duyên có nợ hay cộng nghiệp với nhau. Quan hệ cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè ... cũng là do duyên nợ. Vì thế, con cái không phải thuộc sở hữu của mình và người làm cha mẹ không nên quá lo lắng hay định đoạt tương lai của những đứa con. Không ai chuyển nghiệp cho ai được cả, vì thế đứa con phải tự đi trên đôi chân của mình, nhất là sau khi được xem là hết tuổi vị thành niên.
   
 


2. Sống là quá trình trãi nghiệm và học hỏi, không ai có thể cầm tay hay học thay người khác : trong gia đình phương Tây, cha mẹ là người bạn lớn của con. Họ thường đóng vai trò cói vấn và trợ giúp chứ không "sống" thay con mình. Nhiều người còn sẵn sàng để con vấp ngã và tự đứng lên thay vì bảo bọc trong nhung lụa. Ngoài ra, họ để con tự quyết định đời sống và tương lai của mình chứ không kỳ vọng và áp đặt, "đánh cắp" cuộc đời của con. Và, từng cá nhân, khi qua tuổi vị thành niên, họ thường chọn sống cuộc đời tự do và tự học hỏi trãi nghiệm. Việc đi du lịch, khám phá những vùng đất xa nét sống bình thường của giới trẻ phương Tây. Và, thật dễ nhìn thấy hình ảnh bạn trẻ phương Tây đi du lịch một mình với 1 balo trên vai và cuốn sổ guidebook đầy ghi chép trên tay.



3. Không nặng tính sở hữu  : điều này thể hiện rõ nhất trong vấn đề nhà ở. Người phương Tây không quá xem trọng việc có cái nhà bằng việc thụ hưởng các giá trị mà cái nhà mang lại trong cuộc sống  hiện tại. Họ chú trọng đến giá trị sử dụng hơn là việc sở hữu cái nhà cả đời. Trong khi đó, người phương Đông chúng ta thường theo quan niệm an cư lạc nghiệp hay tứ đại đồng đường. Cái      nhà là nền tảng vững chắc của một cá nhân và cái nhà thường được sở hữu lâu dài, là nơi sinh sống của nhiều thế hệ con cháu.


4. Sống với trái tim rộng mở  dù không hiểu khái niệm từ bi theo lời dạy của Đức Phật : Ngay từ khi còn rất bé, người phương Tây đã được giáo dục và thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. Không kêu gọi tình thương hay đạo đức, càng không đề cập đến khái niệm từ bi,   nhà trường và xã hội đã giáo dục các bé nhỏ hiểu nỗi đau của người khác và đóng góp công sức để giảm bớt những nỗi đau đó. Một bạn trẻ phương Tây có thể không giúp người trong gia đình nếu họ biết rằng người kia có thể tự đứng lên được mà họ lại có thể giang tay giúp những người khổ đau khác dù chẳng quan hệ máu mủ, ruột rà. Tình thương của họ vượt qua rào cản gia đình, nhóm quan hệ nhỏ  mà lan toả trong cộng đồng.



5. Không hiểu khái niệm sát sanh nhưng tôn trọng sự sống của muôn loài : Đối với người phương Tây, việc săn bắt hay giết thịt các loài vật phải theo luật lệ nhất định để bảo vệ mạng sống của những loài vật và cây cỏ xung quanh mình. Việc giết thịt các loài gia cầm cũng được nghiên cứu để các con vật ít đau đớn nhất và tuyệt nhiên không có việc sát hại các con thú rừng như ở các quốc gia phương Đông chúng ta. Việc giết các loại thú để lấy lông làm quần áo cũng bị lên án gay gắt ở nhiều quốc gia. Vì thế, họ gần như không thể chấp nhận các cách giết chóc thú rừng một cách dã man trong quán nhậu của chúng ta.


Nếp suy nghĩ của người phương Tây tuy có nhiều điểm dị biệt với phương Đông, nhưng các điểm thích hợp với lời dạy của Đức Phật phải chăng xuất phát từ sự phát triển tâm thức bên trong họ qua rất nhiều kiếp sống trước đây ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét